Đối với những người yêu thích hương vị của loại chè Thái chắc hẳn đều biết rõ rằng, để ra được những thành phẩm chè thơm, hương vị đậm đà, thì yếu tố tạo nên nó đó là sự điều kiện sống sinh thái khác biệt. Vậy bạn đã từng tìm hiểu đến đặc điểm sinh thái của cây chè Thái Nguyên tạo nên hương vị của chúng. Theo chân Chè Thiên Hiếu giải đáp sự tuyệt vời này nhé.

Thời kỳ thu hoạch cây chè Thái Nguyên
Để đảm bảo được chất lượng của chè và tùy vào đặc điểm sinh thái của cây chè cần có thời gian thu hoạch cũng như cách hái cụ thể để tại nên thành phẩm tốt nhất:
– Vụ mùa Xuân (tháng 3-4): Chúng ta sẽ thu hoạch chừa lại 2 lá và lá cá, sau đó tạo tán bằng các búp cao hơn so với mặt tán, sau cùng tiến hành thu hoạch gần lá cá.
– Vụ mùa Hè Thu (tháng 5-10): Chúng ta chỉ thu hoạch lại 1 lá và lá cá, và cũng tạo tán bằng các búp cao hơn so với mặt tán trước khi thu hoạch gần lá cá.
– Vụ mùa Thu Đông (tháng 11): Chúng ta thu hoạch chừa lại chỉ lá cá, và sau đó vào tháng 12 chúng ta thu hoạch cả lá cá.
– Đối với các loại cây chè có dạng cây bụi, nơi sự sinh trưởng tập trung ở đỉnh cây, chúng ta có thể thu hoạch bằng cách kéo tay hoặc sử dụng máy móc để tối ưu hóa năng suất lao động.

Chu kì phát triển của cây chè
Trong các đặc điểm sinh thái của cây chè thì chu kì phát triển là một giai đoạn người nuôi dưỡng cần có sự hiểu biết để tạo nên cây chè cóc sức sống tốt nhất. Chu kỳ phát triển của cây chè bao gồm ba giai đoạn chính:
– Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn cây non, còn được gọi là giai đoạn thiết kế cơ bản. Để cây chè trưởng thành từ hạt gieo, cần khoảng 3-4 năm.
– Giai đoạn thứ hai chúng ta chuyển vào giai đoạn cây lớn, và giai đoạn này kéo dài từ 20 đến 30 năm tùy thuộc vào loại cây, điều kiện đất, dinh dưỡng, và cách khai thác. Ở giai đoạn này, việc chăm sóc và khai thác cây chè đúng cách rất quan trọng để đảm bảo năng suất cao nhất.
– Giai đoạn cuối cùng của cây chè là giai đoạn chè già cỗi, trong đó cây chè dần suy yếu, còn lá cây thu nhỏ, số lượng búp cây giảm đi, hoa nở nhiều, cành cây tăng nhiều, và chồi gốc mọc mạnh. Ở giai đoạn này, người nuôi dưỡng chè cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật như đốn đau và đốn trẻ lại để tái tạo tán chè. Ngoài ra thì thời gian kéo dài tuổi thọ của cây chè trong giai đoạn này có thể là từ 5 – 10 năm, có thể thay đổi tùy theo kinh nghiệm của người trồng.

Quy định về dinh dưỡng cho cây chè
Để đám ứng được đặc điểm sinh thái của cây chè ở điều kiện tốt nhất thì việc người chăm sóc phải đảm bảo được quy định về dinh dưỡng cho cây chè. Vậy đâu là các yếu tố quy định về dinh dưỡng đó.
Điều kiện ánh sáng
Cây chè Thái Nguyên cần ánh sáng trung bình và phát triển tốt trong điều kiện râm mát. Ánh sáng tán xạ ở vùng núi cao có tác động tích cực đến chất lượng chè hơn so với ánh sáng trực tiếp. Đặc điểm khí hậu với nhiều sương mù, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp và biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn ở các khu vực đồi núi cao là lý tưởng cho việc sản xuất chè chất lượng cao.
Điều kiện nhiệt độ
Nhiệt độ quan trọng cho sự phát triển của cây chè. Cây chè trưởng thành tốt ở nhiệt độ khoảng từ 22-28°C. Búp chè phát triển chậm ở nhiệt độ từ 15-18°C, và dưới 10°C, tăng trưởng rất chậm. Nếu nhiệt độ cao hơn 30°C, cây chè sẽ phát triển chậm, và nếu vượt quá 40°C, lá non của cây chè có thể bị khô và hỏng.
Điều kiện nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây chè và công nghiệp chế biến. Nó là yếu tố quan trọng việc đảm bảo đặc điểm sinh thái của cây chè Thái Nguyên. Ngoài ra là thành phần chính của cây chè và cần thiết cho các quá trình sinh trưởng của chúng. Lượng nước trong chè thay đổi theo từng phần cây, giống, kỹ thuật và thời tiết hàng năm. Các phần non thường chứa nhiều nước hơn so với phần già.
Tuy nhiên, lượng mưa quá nhiều có thể làm giảm chất lượng chè, mặc dù tăng sản lượng. Trung bình ở một cây chè trưởng thành thích hợp với 1.500-2.000mm mưa một năm và độ ẩm không khí từ 80-85%.

Điều kiện dinh dưỡng
Các yếu tố dinh dưỡng cũng hết sức quan trọng cho cây chè để đảm bảo các đặc điểm sinh thái của cây chè bao gồm đạm, lân, kali, và các vi lượng.
– Đạm: Tập trung ở các bộ phận non như búp chè và lá non, tham gia vào hình thành axit amin và protein. Bón đạm đúng lúc giúp cây chè phát triển mạnh mẽ và tạo năng suất cao. Thiếu đạm dẫn đến cây chè yếu đuối và sản lượng kém. Tuy nhiên, việc bón đạm quá nhiều có thể làm cho chè có vị đắng và giảm phẩm chất.
– Lân: Tham gia vào cấu trúc tế bào và axit nucleic, cung cấp năng lượng cho cây chè, thúc đẩy phát triển cây, nâng cao chất lượng chè, và tăng khả năng chống rét và hạn chế.
– Kali: Có vai trò quan trọng trong trao đổi chất của cây, tăng khả năng giữ nước của tế bào, và cải thiện năng suất và chất lượng búp chè. Thiếu kali dẫn đến lá chè nâu và rụng nhiều.
– Trung và vi lượng: Các yếu tố trung và vi lượng như canxi, magie, lưu huỳnh, các vi lượng như bo, mangan, kẽm, đồng cũng quan trọng cho sự phát triển của cây chè. Nhưng tác động của chúng thường rõ rệt ở cây chè trưởng thành và trong các điều kiện chăm sóc đặc biệt.
Phân bố khu vực nuôi dưỡng cây chè
Cây chè khi tuy cùng một giống nhưng được trồng nuôi dưỡng ở từng vị trí, khu vực khác nhau thì cũng sẽ tác động lên rất nhiều về đặc điểm sinh thái của cây chè phát triển ra sao nói chung và cây chè Thái Nguyên nói riêng.
Khu vực chè Tây Bắc
Vùng chè Tây Bắc có khí hậu gió mùa với mùa đông ẩm và ấm hơn so với các vùng Việt Bắc và Đông Bắc. Tháng 2-4 có độ ẩm thấp nhất (75%) và ít mưa (10%/năm) trong mùa đông. Nhiệt độ dao động mạnh, đặc biệt ở các thung lũng có khả năng xuất hiện sương muối. Mùa hạ đến sớm, tháng 3 đã có nhiệt độ vượt 30°C, và tháng 4 nóng nhất.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9. Đầu mùa hạ có gió Tây khô nóng. Khí hậu Tây Bắc có nhiệt độ tối thiểu vào mùa đông từ 2.5°C đến 5°C và tối đa vào mùa hè từ 35°C đến 38°C. Vùng Tây Bắc có đất đỏ vàng, đất đỏ nâu, và tầng đất dày, ít dốc (<250), phù hợp cho cây chè.

Khu vực Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn
Vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn bao gồm các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn, và phía Tây Yên Bái (Nghĩa Lộ, Văn Chấn). Khí hậu ở vùng này thường ta thấy có các đặc điểm nổi bật như mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc, thường có sương muối. Không khí ẩm ướt quanh năm, đặc biệt là mưa phùn trong nửa cuối mùa đông, có lợi cho cây chè. Mùa hạ có mưa lớn, đặc biệt ở các sườn núi cao và thung lũng. Vùng có độ ẩm cao nhất cả nước, dao động từ 85-88% và có thể cao hơn 90% ở các vùng cao. Nắng ít, với số giờ nắng bình quân từ 1400-1600 giờ/năm.
Loại đất chủ yếu cho trồng chè là đất đồi và núi, bao gồm đất đỏ vàng và đất vàng phát triển trên sa thạch và phiến thạch. Với những điều kiện trên thì đặc điểm sinh thái của cây chè ở vùng này chủ yếu bao gồm chè đồi công nghiệp và chè rừng dân tộc.
Khu vực Trung du – Bắc Bộ
Khu vực Trung Du Bắc Bộ nằm ở ranh giới giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Tây và Hà Nội. Khí hậu ở vùng này thường ta thấy có các đặc điểm nổi bật như mùa đông khá khô ở đầu và ẩm ướt ở cuối với mưa phùn. Mùa hạ ẩm ướt, có nhiều mưa và biến động nhiệt độ.
Đất khu vực này chủ yếu là feralit, phân bố trên các loại địa hình đồi núi và có 5 loại chính: Đất phát triển trên phiến thạch sét, đất phát triển trên phiến thạch gneiss và mica, đất nâu đỏ, đất nâu đỏ trên phù sa cổ, đất vàng nhạt phát triển trên đá cát.
Khu vực này là vùng sản xuất chè lớn ở miền Bắc với nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chè như Vân Lĩnh, Đoan Hùng, Sông Cầu, Văn Hưng, Phú Sơn, với năng suất bình quân khoảng 3-4 tấn búp/ha, nên với các đặc điểm sinh thái của cây chè ở đầy thì năng suất có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh.

Khu vực Bắc Trung Bộ
Đây là khu vực sản xuất chè lâu đời của Việt Nam, cũng như tạo điều kiệu cho các đặc điểm sinh thái của câu chè có điều kiện phát triển hoàn hảo. Bao gồm 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, và Hà Tĩnh. Khu vực này có điều kiện khí hậu với mùa đông không quá lạnh, tuy nhiên có thể có những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh làm nhiệt độ giảm đến 5°C và có sương muối. Mùa đông ẩm ướt với độ ẩm trung bình lớn hơn 85% và lượng mưa cũng khá cao vào các tháng này.
Vào mùa hạ thí có thời kỳ gió Tây, tháng 7 sẽ nóng nhất và thường có độ ẩm thấp nhất trong năm. Mưa nhiều hơn vào cuối mùa hạ đặc biệt từ tháng 9 đến tháng 11, với 2 tháng 9-10 thì chiếm tới 40-50% lượng mưa trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 23-24°C. Khu vực Bắc Trung Bộ có các loại đất chủ yếu bao gồm đất vàng đỏ, sa thạch và phù sa cổ.
Hiện nay nay ở khu vực này có đến tận khoảng 10 nhà máy chế biến chè xanh và chè đen để xuất khẩu, ví dụ như Bãi Trành, Yên Mỹ, Hạnh Lâm, Bãi Phủ, Anh Sơn và còn nhiều nhà máy khác.
Chúng ta có thể thấy được các đặc điểm sinh thái của cây chè cũng sẽ khác nhau đôi phần khi ở các vị trị địa lý khác nhau, từ đó mà mỗi nơi sẽ có những tính chất về thời tiết, chất dinh dưỡng, nguồn đất nước đễ giúp ích cho quá trình phát triển của cây chè. Nhờ đó cũng tạo nên hương vị đặc trưng, ấn tượng, mùi vị đặc biệt của giống loài chè nói chung và cây chè Thái Nguyên nói riêng. Để cảm nhận được hương vị đậm sắc ấy hãy đến ngay với gian hàng của Chè Thiên Hiếu của chúng tôi đặt hàng ngay hôm nay nhé, chắc chắn sẽ chiều lòng những thực khách khó tính nhất.
Bài viết liên quan